Thang máy không Buồng máy Tiết kiệm diện tích nhà ở

Xã hội ngày càng hiện đại và đi kèm với nó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ, thang máy không phòng máy chính là minh chứng cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào đời sống. Để có cái nhìn tổng quan hơn về loại thang máy không phòng máy này và lợi ích của nó, mời Quý khách tìm hiểu cùng thang máy Hàn Lâm.

Mục lục

  1. Thang máy gia đình không phòng máy là gì?
  2. Cấu tạo của thang máy không phòng máy
  3. Đặc điểm của thang máy không phòng máy
  4. Nên chọn thang máy có phòng máy hay không phòng máy?

Thang máy gia đình không phòng máy là gì?

 

Khi thang máy có phòng máy ra đời và được nhiều gia đình cũng như các công trình lớn biết đến và sử dụng, với ưu điểm là loại thang máy nhanh chóng, có hành trình dài lên tới gần 1000m nhưng khuyết điểm lớn là tốn nhiều diện tích vì phải xây dựng phòng máy riêng phía trên cùng, làm thang máy không thể di chuyển lên tầng cao nhất của tòa nhà. Và thang máy gia đình không phòng máy ra đời đã khắc phục được nhược điểm này.

Thang máy không phòng máy là loại thang mà máy kéo được đặt trong giếng thang và tủ điện được bố trí trước cửa tầng trên cùng, có cấu tạo từ những bộ phận cơ bản như bảng điều khiển, hệ thống cảnh báo an toàn, …

Xem thêm : 

5# Mẫu Thang máy không hố Pit Dành cho Nhà cải tạo

7 việc cần làm khi lắp đặt Thang máy Gia đình

Cấu tạo của thang máy không phòng máy

 

Kết cấu giếng thang của thang máy không phòng máy sử dụng loại động cơ không hộp số và tủ điện được đặt trong giếng thang. Động cơ không hộp số sử dụng nam châm vĩnh cửu, hoạt động với tần số, điện áp biến thiên.

 

    • Bộ giảm chấn: Thiết bị an toàn được thiết kế để dừng cabin hoặc đối trọng khi chúng đi xuống quá giới hạn cho phép và hấp thụ chấn động của cabin hoặc đối trọng khi chúng va vào thiết bị này.
    • Cabin: Khoang vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa.
    • Bộ truyền cửa cabin: Thiết bị mở và đóng cửa cabin.
    • Khung an toàn trên đầu cabin: Khung an toàn được sử dụng để ngăn người làm việc tránh bị rơi xuống.
    • Tủ điện: Tủ điều khiển hoạt động của thang máy.
    • Đối trọng: Cân bằng khối lượng cabin.
    • Bao che đối trọng: Tấm bảo vệ người làm việc khi không tiếp xúc với đối trọng khi bảo trì hoặc kiểm tra trong giếng thang.
    • Bộ chống quá tốc: Thiết bị phát hiện quá tốc.
    • Cáp của bộ chống quá tốc: Tạo độ căng thích hợp cho cáp của bộ chống quá tốc
    • Puli của bộ chống quá tốc: Tạo độ căng thích hợp cho cáp của bộ chống quá tốc.
    • Ray hướng dẫn: Ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng di chuyển theo chiều thẳng đứng.
    • Shoe dẫn hướng: Ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng chỵ deojc theo ray dẫn hướng.
    • Hộp vận hành HIP: Thiết bị được lắp đặt ở tầng trên cùng để vận hành cabin trong quá trình bảo trì hoặc kiểm tra.
    • Cáp tải: Cáp nối cabin và đối trọng để truyền lực dẫn động của máy kéo đến cả cabin lẫn đối trọng.
    • Bộ truyền cửa tầng: Thiết bị mở và đóng cửa tầng.
    • Bộ báo tải: Thiết bị xác định tải trọng cabin.
    • Thắng cơ: Thiết bị dừng cabin khi bộ chống quá tốc được kích hoạt do quá tốc.
    • Máy kéo: Di chuyển cabin thông qua cáp tải.
    • Cáp hành trình: Cung cấp tín hiệu điện và nguồn điện cho cabin.

 

Xem thêm :

Thang máy thuỷ lực là gì? Nguyên lý hoạt động?

Thang máy trục vít là gì? Nguyên lý hoạt động?

Thang máy chân không là gì? Nguyên lý hoạt động?

Thang máy kéo cáp truyền thống là gì? Nguyên lý hoạt động?

 

Đặc điểm của thang máy không phòng máy

 

Dưới đây là bản so sánh các đặc tính của thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy để Quý khách hiểu rõ và dễ hình dung hơn.

Đặc điểm

Thang máy có phòng máy

Thang máy không phòng máy

Khái niệm

Thang máy có phòng máy là loại thang có phòng máy ở tầng trên cùng dùng để đặt tủ điện và máy kéo

Thang máy không có phòng máy là loại thang mà máy kéo được đặt trong giếng thang và bố trí trên cửa tầng trên cùng

Đặc điểm

  • Sử dụng máy kéo có hộp số hoặc không có hộp số.
  • Phải xây dựng phòng máy nên tốn nhiều diện tích
  • Bất lợi khi chiều cao tòa nhà bị khống chế
  • Tiết kiệm được chi phí bảo trì, bảo dưỡng
  • Khi mất điện dễ dàng cứu hộ
  • Vận hành không êm ái 
  • Ô nhiễm môi trường do dầu hộp số thay thế định kì
  • Sử dụng động cơ không có hộp số
  • Kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích xây dựng
  • Phù hợp khi chiều cao tòa nhà bị khống chế.
  • Tỷ số truyền 2:1 nên sử dụng nhiều puli, tốn nhiều chi phí duy trì hơn
  • Cứu hộ khó khăn khi mất điện
  • Vận hành êm ái
  • Không ô nhiễm môi trường


Nói chung, thang máy không phòng máy giống một chiếc smartphone gọn nhẹ còn thang máy có phòng máy như chiếc điện thoại bàn cồng kềnh. Do đó, giả cả của loại thang máy không phòng máy có phần nhỉnh hơn khoảng 30 – 40% nhưng những lợi ích nó mang lại thì không thể phủ nhận.

 

Xem thêm : 

Cấu tạo Thang máy Gia đình chi tiết nhất

21+ Mẫu Thang máy Tự động HOT nhất 2020

Nên chọn thang máy có phòng máy hay không phòng máy?

 

Mỗi loại thang máy đều có ưu điểm và nhược điểm riêng như đã được trình bày ở trên, lựa chọn loại thang máy nào còn tùy thuộc vào cấu trúc tòa nhà hoặc hộ gia đình để có thể phát huy được tối đa công dụng. Giá thành của từng loại cũng có sự chênh lệch khác nhau, do đó cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Thông thường, giá cả của từng loại máy sẽ được phân loại như sau:

  • Với cùng một tải trọng và xuất xứ, giá của thang máy không phòng máy cao hơn loại thang có phòng máy. Đây là do quá trình thi công, lắp đặt, xây dựng cấu kỳ và phải đảm bảo nghiêm ngặt hơn.
  • Giếng thang của loại có phòng máy nhỏ hơn loại thang không phòng máy. Thang máy không phòng máy có tích hợp thêm một vài vật liệu bảo hộ cho nhân viên đến bảo trì, tránh tình trạng bị rơi xuống khi đang bảo dưỡng.
  • Hiệu suất sử dụng điện của thang máy không phòng máy cao hơn.

Tùy thuộc vào từng loại thang máy và kinh tế của gia đình mà Quý khách nên lựa chọn loại thang máy phù hợp. Nếu muốn tìm hiểu thêm hoặc muốn được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ thang máy Hàn Lâm để được biết thêm chi tiết.

 

Thang Máy Hàn Lâm

  • ĐC: 296/23 – Khu Phố 5 – Nguyễn Văn Quá – P. Đông Hưng Thuận – Quận 12 – Tp.HCM
  • ĐT: 028.62567455 – 0909 604 403 – Mr Tùng
  • Email: Hanlamthangmay@gmail.com
  • Website: thangmayhanlam.com
  • Tác giả: TungLift
 

BẢNG GIÁ THANG MÁY GIA ĐÌNH

Mẫu giá rẻ
200.000.000 đ/sp
Hồ sơ gồm: Chi phí xây dựng lắp đặt, cabin thang máy, phụ kiện đi kèm
Thời gian hoàn thành: 2 tuần
Thời hạn kiểm định 1 năm
+ Xem chi tiết
Mẫu cao cấp
700.000.000 đ/sp
Hồ sơ gồm: Chi phí xây dựng lắp đặt, cabin thang máy, phụ kiện đi kèm
Thời gian hoàn thành: 5 tuần
Thời hạn kiểm định 2 năm
+ Xem chi tiết
Mẫu Luxury
1.000.000.000 đ/sp
Hồ sơ gồm: Chi phí xây dựng lắp đặt, cabin thang máy, phụ kiện đi kèm
Thời gian hoàn thành: 5 tuần
Thời hạn kiểm định 3 năm
+ Xem chi tiết